Ở n­ước ta, số l­ượng các bệnh nhân suy tim phải thư­ờng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong số các bệnh nhân bị suy tim. Vì vậy, sơ bộ trên lâm sàng các thầy thuốc th­ường qui ư­ớc mức độ suy tim theo khuyến cáo của Hội Nội khoa Việt Nam như­ sau:

  • Độ I: Bệnh nhân có khó thở nhẹ nhưng gan chưa sờ thấy .
  • Độ II: Bệnh nhân có khó thở vừa, gan to dưới bờ sườn vài cm.
  • Độ III: Khó thở nhiều, gan to gần sát rốn,  khi được điều trị thì gan có nhỏ lại.
  • Độ IV: Khó thở nhiều và thường xuyên, gan to nhiều  mặc dù đã được điều trị.
Theo tác giả Trần Đỗ Trinh:
  • Suy tim độ 1: Khó thở khi gắng sức, ho ra máu, không phù, gan không to.
  • Suy tim độ 2: Khó thở khi đi lại với vận tốc trung bình, khi đi phải ngừng lại để thở, phù nhẹ, gan chưa to hoặc to ít, 2cm dưới bờ sườn. Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) ở tư thế 450.
  • Suy tim độ 3: Khó thở nặng hơn hoặc giảm đi, phù toàn, gan > 3cm dưới sườn, mềm, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+) ở tư thế 450, điều trị gan nhỏ lại hoàn toàn.
  • Suy tim độ 4: Khó thở thường xuyên, bệnh nhân phải ngồi dậy để thở, gan > 3cm dưới bờ sườn, mật độ chắc, bờ sắc, điều trị không đáp ứng hoặc nhỏ lại ít.
Theo Hội Tim mạch New York (NYHA): thường thấy nhất trên lâm sàng.
  • Độ 1: Bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng, hoạt động thể lực vẫn bình thường.
  • Độ 2: Các triệu chứng cơ năng chỉ xuất hiện khi gắng sức nhiều, hạn chế hoạt động thể lực.
  • Độ 3: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện ngay cả khi gắng sức nhẹ, làm hạn chế hoạt động thể lực.
  • Độ 4: Các triệu chứng cơ năng xuất hiện thường xuyên kể cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi.
Theo Hội Tim mạch Mỹ (AHA/ACC):
  • ST giai đoạn A: BN có nguy cơ cao ST mà không bệnh tim thực thể, không có triệu chứng cơ năng của ST như THA, bệnh mạch vành, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa…
  • ST giai đoạn B: BN có bệnh tim thực thể nhưng không có triệu chứng của ST như BN có tiền căn NMCT rối loạn chức năng tâm thu thất (T), bệnh van tim không triệu chứng ST.
  • ST giai đoạn C: BN có bệnh tim thực thể kèm theo triệu chứng ST. VD: BN có bệnh tim thực thể kèm theo mệt, khó thở, giảm khả năng gắng sức.
  • ST giai đoạn D: BN ST giai đoạn cuối, ST kháng trị, cần can thiệp đặc biệt. VD: BN có triệu chứng nặng khi nghỉ ngơi, dù đã được điều trị nội khoa tối ưu.

1 comments Blogger 1 Facebook

  1. phân độ suy tim trường cao đẳng dược tp hcm https://duocsaigon.com.vn/ có khóa dạy về cái này, rất hữu ích

    ReplyDelete

 
Cùng Học Y © 2016. All Rights Reserved. Powered by Cùng Học Y
Top